Do chiến tranh xảy ra khốc liệt tại quê nhà và nhất là sau thiên tai lũ lụt năm 1964, một số con cháu gia tộc Võ đã rời quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn đi vào Nam, đặc biệt là vào Sài Gòn để lập nghiệp, tìm kế mưu sinh. Phần đông bà con đã nhập cư vào làng dệt Ngả Tư Bảy Hiền, Tân Bình.
Nghề tơ tằm dệt lụa là nghề truyền thống của quê hương Duy Xuyên, Điện Bàn được biết đến với hai câu thơ "Nắng Duy Xuyên tơ v ng giăng khắp lối. Chiều Điện Bàn xe đạp nước thay mưa" từ bao đời xưa.
Dân Quảng Nam nói chung và con cháu tộc Võ nói riêng rất cần cù, siêng năng và buôn bán luôn giữ chữ TÍN nên khi vào Bảy Hiền đã tạo đưọc uy tín cao trong thương trường vào những năm 60-70 . Trong thành phố Sài Gòn thời ấy, nói đến Ngã Tư Bảy Hiền là người thành phố nghĩ đến làng dệt của người Quảng Nam ở đấy.
Trích bài viết về Làng Dệt Bảy Hiền:
Làng dệt Bảy Hiền ở TP.HCM hoàn toàn do người Quảng Nam, trong những điều kiện lịch sử nào đó đã phải chạy vào tìm đất làm ăn ở phương Nam, tự kết hợp lại với nhau, tạo thành cả một khu công nghiệp dệt, cạnh tranh hiệu quả với cả một thế lực kinh tế dệt rất mạnh ở Sài Gòn l lực lượng người Hoa Chợ Lớn...(Nhà văn Nguyên Ngọc)
Khoảng những năm 60 của thế kỷ trước, một số người ở Quảng Nam..bắt đầu di cư vào Sài Gòn sinh cơ lập nghiệp bằng nghề dệt truyền thống. Họ sống quây quần bên nhau quanh khu vực Bảy Hiền và chẳng bao lâu, những người dân đất Quảng đã xây dựng nơi đây thành làng dệt nổi tiếng. Nghề dệt ăn nên làm ra kéo theo một lực lượng đông đảo những người bán tơ sợi và may gia công cũng từ đất Quảng vào khiến khu vực Bảy Hiền dần trở thành một "xứ Quảng thu nhỏ". Ở đó, bên cạnh việc giao lưu với người bản xứ, cộng đồng người Quảng "còn" phát huy những giá trị văn hóa của quê hương.
(Theo website Bộ Văn hóa Thông tin Việt Nam)